Hoàng Su Phì- Hà Giang – miền đất cho những kẻ mộng mơ chạy trốn xô bồ mà tìm về với thiên nhiên rợp ngợp. Là một huyện núi cao thuộc phía Tây tỉnh Hà Giang, ngay dưới chân chân đỉnh Tây Côn Lĩnh hùng vĩ, Hoàng Su Phì là địa điểm được săn lùng nhiều nhất mỗi độ tháng 9- tháng 10, khi mà vụ lụa duy nhất trong năm đến thời điểm trổ vàng rực rỡ.
Đường lên Hoàng Su Phì tương đối hiểm trở, những tuyến đường quanh co, chênh vênh với độ dốc lớn và bán kính nhỏ nhưng đôi khi lại là điểm kích thích muốn chinh phục của những tay phượt thủ. Tuy nhiên, vào thu, nơi đây thường xuyên có mưa khiến đường đi không đảm bảo độ an toàn và đôi khi làm nản lòng du khách theo hình thức du lịch bụi. Lúc này, hãy chọn những tour du lịch uy tín để đăng ký cho bản thân để đảm bảo an toàn chính mình và trọn vẹn trải nghiệm thích thú trong cuộc hành trình.
Hoàng Su Phì vốn nổi tiếng nhất với danh thắng ruộng bậc thang, một cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ không kém Mù Cang Chải là mấy. Khách du lịch đến với Hoàng Su Phì ai cũng đi vào mùa lùa chín với mong muốn một lần tận mắt chứng kiến thắng cảnh này.
Bản Phùng là một xã nằm gần biên giới với Trung Quốc. Từ trung tâm thị trấn Vinh Quang, các bạn phải men theo một con đèo nhỏ dài gần 30 km vắt ngang núi mới đến được trung tâm xã.
Không có những thung lũng rộng như Cao Phạ hay Mường Hoa, ruộng bậc thang ở Bản Phùng nằm cheo leo trên những sườn núi dốc đứng. Cùng với Bản Luốc, đây là nơi có những thửa ruộng bậc thang cao nhất Việt Nam.
Hồ Thầu là một xã của Hoàng Su Phì, cách ngã 3 xã Nậm Dịch khoảng 16km. Ruộng bậc thang ở Hồ Thầu của người dân tộc Dao đỏ. Người dân ở đây có có lệ, cứ mỗi khoảng ruộng chừa ra một khoảng rừng nhỏ vây quanh để giữ đất khỏi bị sạt lở. Việc khai ruộng được tiến hành từ trên cao xuống thấp với những công cụ lao động giản đơn như cuốc chim, bừa gỗ, xẻng, dao quắm. Ruộng bậc thang Hồ Thầu mênh mông, cao ngút tầm mắt với những ngọn đồi làm ruộng có độ rộng lớn, đều và ít dốc.
Nằm ở tả ngạn, nơi hội tụ dòng chảy của 3 con suối lớn: Phìn Hồ đổ xuống, Nậm Ông chảy về và Nậm Khòa dội sang cùng đổ vào một chỗ tạo thành một bình nguyên ngay trên lưng chừng núi. Nhiều người nhận xét rằng, Thông Nguyên là nơi “Quần Sơn – Tụ Thủy”. Thông Nguyên là một trong những địa điểm ngắm ruộng bậc thang tuyệt đẹp ở Hoàng Su Phì, đoạn đẹp nhất các bạn có thể dừng lại chụp ảnh là khoảng km24 đường từ Bắc Quang đi Hoàng Su Phì.
Xã Bản Luốc và Sán Sả Hồ có địa hình là núi đất và độ dốc vừa phải nên nên nhiều ruộng bậc thang. Nơi đây, đâu đâu cũng có ruộng bậc thang theo hình lượn sóng và cánh cung. Ruộng bậc thang ở đây của người Dao áo dài và người Nùng.
Cùng nằm trên km 24 đường Bắc Quang đi Hoàng Su Phì, ruộng bậc thang Nậm Ty cũng của người Dao đỏ và là một trong các địa điểm được công nhận Di tích Quốc gia ruộng bậc thang của Hoàng Su Phì.
Một số hoạt động diễn ra tại trung tâm huyện Hoàng Su Phì gồm triển lãm ảnh nghệ thuật về thiên nhiên và các dân tộc trong huyện; trưng bày sản phẩm thủ công mỹ nghệ, thổ cẩm, trang phục, nhạc cụ, các sản phẩm nông, lâm sản chế biến tại địa phương; giới thiệu các món ăn truyền thống… Du khách có thể hòa mình vào các hoạt động văn hóa, thể thao truyền thống như múa ngựa, hát giao duyên, đánh yến, bắn nỏ, chơi đu quay, xem hội chọi dê…
Kỹ thuật chế biến cơm lam thật đơn giản. Nguyên liệu là gạo nếp được đãi ngâm kỹ, nước nấu thường là những mạch nước ngầm trong cùng cho vào cho ống tre rồi bịt lá chuối . . Người ta dùng loại cây non, thân ống, họ tre , mỗi dóng tre chặt bỏ một đầu ống, đầu ống còn lại tác dụng như cái đáy nồi. Gạo nếp vo sạch, rắc thêm chút muối, trộn đều, cho gạo vào ống tre, lượng nước đổ xâm xấp so với mặt gạo. Miệng ống được nút bằng lá dong tươi hoặc lá chuối khô và nướng lên Ống tre có gạo ấy được hơ trên ngọn lửa hoặc trên đống than hồng, vừa hơ vừa xoay tròn từ từ cho nhiệt tác dụng đều lên xung quanh vỏ ống. Chừng trên dưới một tiếng sau (tuỳ theo ống cơm to hay bé), mùi cơm nếp toả ra thơm lừng, ấy là dấu hiệu cơm đã chín.
Không chỉ là vùng đất của những thửa ruộng bậc thang kỳ vĩ, bồng bềnh trong mây, uốn lượn theo dáng núi làm bao du khách mải mê chiêm ngưỡng, mà đến Hoàng Su Phì vào mùa lúa chín du khách còn bị níu chân bằng món ẩm thực vô cùng thú vị, đậm chất quê: Cá chép ruộng bậc thang. Phần lớn diện tích lúa nước của Hoàng Su Phì đã được người dân tận dụng nuôi cá chép ruộng nhằm cải thiện cuộc sống, tăng thu nhập.
Lúa nếp được chọn là loại chín vừa phải, hạt nếp quá non cốm sẽ mềm khó chế biến và tách vỏ, nếp quá già thì khi giã sẽ bị vụn. Người La Chí chọn lúc sáng sớm để hái những bông lúa đủ tiêu chuẩn. Công đoạn này thường mất khá nhiều thời gian. Cũng giống người Thái ở Mường Lò (Yên Bái), người kinh ở Hà Nội… người La Chí ở Hoàng Su Phì làm cốm vào mùa thu khi tiết trời se lạnh, nguyên liệu là lúa nếp non, hạt chỉ vừa mới cứng. Hạt nếp sau khi giã được sàng đãi vỏ xong là ăn được, gói lá chuối để giữ hương vị thơm ngon và lâu hơn. Cốm thường để được 3-4 ngày với tiết thu. Người La Chí thường sử dụng món này để đón khách quý hoặc trong những dịp đặc biệt của gia đình.
Thắng cố là món ăn đặc trưng truyền thống của người H’Mông, có nghĩa là “canh xương”, có nguồn gốc từ Vân Nam (Trung Quốc). Thịt nấu thắng cố theo truyền thống là thịt ngựa về sau có thêm thịt bò, thịt trâu và thịt lợn.
Chế biến thắng cố thật đơn giản, con bò hoặc ngựa sau khi giết mổ, người ta lọc thăn bắp và các phần nạc riêng ra để bán. Còn phần xương xẩu được chặt nhỏ, gân cốt bạc nhạc, mỡ và các loại thịt vụn được lọc ra cùng với tiết đông cắt thành miếng nhỏ cộng với tim gan phèo phổi thế là đủ nguyên liệu cơ bản để làm nên món Thắng cố.
Thật thiếu sót nếu như bạn không ăn thử món thịt chuột của đồng bào dân tộc La Chí. Họ chế biến chuột thành theo nhiều cách thức như nướng, xào, gác bếp.
Mận Chiến Phố (Hoàng Su Phì – Hà Giang) vốn nổi tiếng bấy lâu về màu sắc, hương vị thơm ngon riêng biệt. Loài mận này thường chín vào đầu tháng 6 và chín rộ vào trung tuần tháng 6 đầu tháng 7. Khi chín, quả chuyển từ màu xanh sang sậm đỏ nên còn có tên gọi là mận máu.