Từ 12 nền kinh tế sáng lập, tới nay, APEC đã quy tụ 21 nền kinh tế thành viên, chiếm 39% dân số thế giới, 57% GDP toàn cầu, khẳng định vị thế là diễn đàn hợp tác kinh tế quy mô hàng đầu tại châu Á – Thái Bình Dương. Cùng HOCHIEUVISA tìm hiểu thêm về các nước thành viên APEC nhé!
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (tiếng Anh: Asia-Pacific Economic Cooperation, viết tắt là APEC) là diễn đàn của 21 nền kinh tế thành viên Vành đai Thái Bình Dương với mục tiêu tăng cường mối quan hệ về kinh tế và chính trị.
APEC được thành lập vào năm 1989 để đáp ứng sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng của các nền kinh tế Châu Á Thái Bình Dương và sự xuất hiện của khối thương mại khu vực ở các nơi khác trên thế giới; để xoa dịu nỗi sợ hãi về một Nhật Bản với kinh tế công nghiệp hóa cao (một thành viên của G8) sẽ thống trị hoạt động kinh tế ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương; và để thiết lập thị trường mới cho các sản phẩm nông nghiệp và nguyên liệu ngoài châu Âu.
APEC có ba quan sát viên chính thức: Ban Thư ký Hiệp hội các nước Đông Nam Á, Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương và Ban Thư ký Diễn đàn các Đảo Thái Bình Dương. Nước chủ nhà của năm APEC thường được mời tham dự cuộc họp G20 với tư cách đại diện khu vực theo hướng dẫn của G20.
Diễn đàn tổ chức các kỳ họp thường niên lần lượt tại mỗi quốc gia thành viên, với người đứng đầu chính phủ mỗi quốc gia thành viên (ngoại trừ Đài Loan, do sức ép của Trung Quốc, chỉ đại diện với một thành viên ngang cấp Bộ trưởng với tư cách là lãnh đạo nền kinh tế dưới tên gọi Trung Hoa Đài Bắc). Kỳ họp cấp cao nhất này được gọi là “Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC” (tiếng Anh: APEC Economic Leaders’ Meeting), báo chí Việt Nam cũng thường gọi là “Hội nghị cấp cao APEC”, được tổ chức lần lượt tại mỗi nền kinh tế thành viên APEC.
Từ năm 1991, khi cả Trung Quốc, Đài Loan đều trở thành thành viên APEC, cụm từ “các nền kinh tế” được dùng để chỉ các nước thành viên thay vì sử dụng cụm từ “quốc gia”, cũng như không gọi kỳ họp cấp cao là “Hội nghị thượng đỉnh”, vì nó thường chỉ dùng để chỉ một cuộc họp của các nguyên thủ quốc gia. Điều này nhằm tránh các vấn đề xung đột chính trị từ các quốc gia và vùng lãnh thổ hiện tranh chấp như Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông. Trong hầu hết (nhưng không phải tất cả) các hội nghị cấp cao, các nhà lãnh đạo tham dự phải mặc quốc phục của nước chủ nhà.
Hiện nay, Khối APEC có 21 nền kinh tế tham gia bao gồm: Mỹ, Canada, Úc, Chi Lê, Trung Quốc, Brunei, Hồng Kông, Đài Loan, Peru, Papua New Guinea, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Hàn Quốc, Nhật Bản, New Zealand, Singapore, Mexico, Việt Nam.
Tuy nhiên, chỉ có 18 nước là tham gia chương trình thẻ Apec toàn diện (vào năm 2013 nước Nga tham gia chương trình này), còn lại 2 nước là Mỹ và Canada tham gia chưa toàn diện (đang trong thời kỳ quá độ – transitional members).
Doanh nhân Việt Nam có thẻ Apec đi được những nước có danh sách dưới đây kèm theo thời gian lưu trú tối đa đối với từng nước thành viên như sau:
+ Úc, Chi Lê, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Thái Lan, Brunei, Peru, Mexico: 90 ngày.
+ Trung Quốc, Hồng Kông, Malaysia, Indonesia, Singapore, Papua New Guinea, Việt Nam: 60 ngày.
+ Philippines: 59 ngày.
Khi Doanh nhân tiến hành xin cấp thẻ Apec sẽ được Cục Xuất nhập cảnh Việt Nam gửi Công văn đến Cơ quan đại diện ngoại giao của các nước, vùng lãnh thổ để tiến hành xin Xác nhận đồng ý của từng nước. Những nước có Công văn xác nhận đồng ý miễn Visa bằng thẻ Apec cho Doanh nhân đó sẽ được Cục Xuất nhập cảnh ghi vào thẻ Apec đối với Doanh nhân đó. Tuỳ vào thời điểm và chính sách của mỗi quốc gia khác nhau, thẻ Apec của các Doanh nhân có thể có số nước được cấp khác nhau.
Số nước được ghi trên thẻ Apec của Doanh nhân là những nước mà Doanh nhân có thể Xuất nhập cảnh vào mà không cẩn phải xin Visa và được lưu trú theo thời gian như trên.
Trên đây là những thông tin về các nước thành viên apec mà HOCHIEUVISA có thể sưu tầm giúp bạn. Nếu còn gì thắc mắc, đừng quên để lại bình luận để được giải đáp nhanh nhất nhé!