Nhật Bản là đất nước khó cấp visa thăm thân Nhật Bản nhất tại Châu Á cho người Việt. Hơn thế nữa, thông tin chuẩn xác về loại visa này cũng ít được công bố. Để giúp bạn “dễ thở” hơn khi làm visa dạng này, Hochieuvisa tổng hợp tất tần tật thông tin bạn cần biết về thủ tục xin visa thăm thân Nhật Bản trong bài viết dưới đây. Những người muốn tìm hiểu về thủ tục bảo lãnh người thân sang Nhật du lịch cũng có thể tham khảo.
► Thời hạn visa: 90 ngày.
► Số lần nhập cảnh: 1 lần.
► Thời gian nộp hồ sơ visa Nhật Bản: 8:30 – 11:30 (thứ Hai đến thứ Sáu, trừ ngày nghỉ).
► Thời gian nhận kết quả visa Nhật Bản: 13:30 – 16:45 (thứ Hai đến thứ Sáu, trừ ngày nghỉ).
► Điều kiện để làm thủ tục visa thăm thân Nhật Bản
a. Chứng minh thân nhân
– Hộ chiếu (còn hạn 6 tháng tính từ ngày khởi hành)
– Tờ khai xin visa Nhật Bản (ghi rõ ngày xin visa & có chữ ký giống với chữ ký trong hộ chiếu)
– 01 ảnh 4,5 x 4,5 cm
– Giấy tờ chứng minh mối quan hệ họ hàng (Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn, bản sao Sổ hộ khẩu)
► Để biết cách điền tờ khai xin visa Nhật Bản chi tiết hơn, hãy đọc thêm tại ĐÂY.
b. Chứng minh công việc
– Hợp đồng lao động / Quyết định tuyển dụng hoặc bổ nhiệm (mẫu theo file đính kèm)
– Bảng lương 3 tháng gần nhất (hoặc các nguồn thu nhập được cơ quan có thẩm quyền cấp) (mẫu bảng lương theo file đính kèm)
– Đơn xin nghỉ phép để đi thăm thân (nếu đang đi làm)
c. Chứng minh tài chính
– Photo Sổ tiết kiệm + Giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng trị giá trên 150.000.000 VNĐ (mỗi người)
– Sao y sổ đỏ và giấy tờ xe ô tô (nếu có)
– Giấy lý do mời (mẫu theo file đính kèm)
– Bản sao hộ tịch (nếu người mời hoặc vợ/chồng là người Nhật Bản)
► Nếu người bảo lãnh chịu chi phí ở Nhật Bản, cần cung cấp thêm:
– Giấy chứng nhận bảo lãnh (mẫu theo file đính kèm)
– Một trong những giấy tờ sau liên quan đến người bảo lãnh (Giấy chứng nhận thu nhập / Giấy chứng nhận số dư tiền gửi ngân hàng / Bản sao Giấy đăng ký nộp thuế / Giấy chứng nhận nộp thuế có ghi rõ tổng thu nhập, do cơ quan hành chính của Nhật Bản cấp).
– Phiếu công dân (bản có ghi quan hệ của các thành viên trong gia đình)
► Nếu người mời hoặc người bảo lãnh là người nước ngoài, cung cấp:
– Bản copy mặt trước và sau của “Thẻ lưu trú còn hiệu lực” (Thẻ đăng ký người nước ngoài);
– Bản copy Hộ chiếu (trang ảnh và trang visa) thay cho Phiếu công dân;
Lưu ý:
► Những người có hộ khẩu từ các tỉnh Đắk Lắk, Phú Yên trở vào Nam nộp hồ sơ tại:
► Những người có hộ khẩu từ các tỉnh Gia Lai, Bình Định trở ra Bắc nộp hồ sơ tại:
► Các bước nộp hồ sơ xin visa thăm thân Nhật Bản lần lượt như sau:
► Thời gian tiếp nhận hồ sơ: từ 8:30 đến 11:30 các sáng từ thứ Hai đến thứ Sáu (trừ ngày nghỉ).
Trung bình 1 ngày vào mùa cao điểm, Đại sứ quán Nhật có thể nhận và xét duyệt đến gần 200 hồ sơ. Nếu bạn không có thời gian để đến các cơ quan này và xếp hàng chờ đợi, hãy nhờ dịch vụ xin visa Nhật để được hỗ trợ nhé.
Ngoài ra, bạn cũng có thể nộp đơn tai Trung tâm tiếp nhận hồ sơ visa Nhật Bản VFS tại Hà Nội hoặc Hồ Chí Minh nhé.
Thời gian xét duyệt hồ sơ thông thường là 5 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ. Nhưng có một số trường hợp thời gian xét duyệt kéo dài trên 5 ngày.
Đến ngày nhận kết quả, bạn mang theo Biên nhận hồ sơ đến Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán để nhận kết quả.
Một số lưu ý:
Để tránh việc lỡ dở lịch trình vì trượt visa Nhật Bản, hãy đảm bảo tỷ lệ đậu visa là cao nhất bằng cách liên hệ với Hochieuvisa ngay từ đầu để nhận tư vấn, hỗ trợ tận tình và chuẩn xác nhất.
Có người thân ở Nhật Bản, chắc hẳn bạn sẽ tiết kiệm được 1 khoản kha khá. Nhưng hãy cứ tham khảo thêm về dự trù chi phí khi du lịch Nhật Bản dưới đây, để tiện chuẩn bị nhé.
Các hãng có giá vé khoảng 4 triệu thường sẽ phải transit (nối chuyến) ở một nước thứ 3 (thường là Singapore hoặc Malaysia) và thời gian bay rồi chờ đợi các kiểu tổng cộng cũng phải lên đến hơn 1 ngày. Còn vé bay thẳng mất chừng 5 tiếng hơn thì giá sẽ đắt, trung bình 11 triệu. Nếu các bạn canh được giá rẻ hay vé 0đ thì quá tuyệt rồi. Bạn nên book vé chiều đến là Tokyo rồi bay từ Osaka về sẽ tiện hơn.
Nói chung, chi phí di chuyển ở Nhật không hề rẻ. Giao thông ở Nhật còn khá phức tạp, lại còn được rất nhiều công ty điều hành khác nhau, nhìn vào bản đồ có khi mỗi line tàu lại do một công ty quản lý luôn.
Nếu bạn ở Nhật Bản ít nhất là một tuần hoặc nhiều hơn và bạn muốn đi du lịch đến các thành phố khác ngoài Tokyo, bạn nên mua vé tàu Japan Rail Pass (JR Pass). Với chiếc thẻ này, các bạn tha hồ vi vu khắp chốn mọi nơi của Nhật Bản bằng tất cả các tuyến đường sắt của JR trải khắp nước Nhật (kể cả tàu cao tốc Shinkansen và các loại tàu Express khác).
Tuy JR rất tiện lợi, nhưng khi di chuyển trong nội thành các bạn phải mua vé subway hoặc xe bus để đi lại nhé. Thực ra có thêm một phương tiện nữa là taxi nhưng chỉ có hội con nhà giàu mới nghĩ đến chuyện đi taxi thôi, vì cước taxi tại đây đắt đỏ nhất Châu Á luôn ý (khoảng 710 Yên, tương đương 140.000Đ 1 km).
Một số bảng phí có thể tham khảo:
Mức ăn cũng tuỳ vào sức hay khẩu vị mỗi người. Các chuỗi quán ăn nhanh như: Sukiya, Matsuya hay Yoshinoya ở Tokyo, Osaka, Kyoto có giá khá từ 100.000 đến 160.000 VNĐ/ món. Còn những ai muốn tiết kiệm để đi mua sắm hay ngắm nghía thì cứ phi thẳng qua 7Eleven, Family Mart các kiểu, đồ ăn rẻ lại còn mở 24/7 nữa.
Một số mức giá tham khảo khác:
Các cửa hàng mì ramen bình dân và phổ biến hơn trên đường phố Nhật Bản. Giá cho 1 bát mì phụ thuộc vào loại mì và các món ăn kèm theo.
Hy vọng rằng những thông tin trên đây sẽ khiến bạn phần nào an tâm hơn cho chuyến đi thăm người thân sắp tới tại Nhật Bản.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực làm visa & du lịch, Hochieuvisa sẽ hỗ trợ bạn có chuyến đi đến Nhật Bản tuyệt vời nhất có thể. Liên hệ với chúng tôi qua Hotline 078.2323.879 để được tư vấn cụ thể thêm về thủ tục visa thăm thân Nhật Bản nhé.