Trong bài viết này, Hộ chiếu Visa Á Châu sẽ cập nhật tới bạn danh sách các loại visa Pháp phổ biến hiện nay cùng điều kiện cấp, cũng như thời hạn và thời gian lưu trú. Hộ chiếu Visa Á Châu tin rằng đây là một thông tin vô cùng quan trọng, giúp bạn xác định đúng loại visa cần xin cho chuyến đi Pháp sắp tới của mình.
Hiện nay, có nhiều cách để phân loại visa Pháp, trong đó phân loại theo thời hạn lưu trú và mục đích nhập cảnh là hai tiêu chí phổ biến nhất.
Dựa vào các tiêu chí này, thì visa Pháp được phân thành:
• Visa ngắn hạn – Short-stay visa (phục vụ mục đích du lịch, công tác, thăm thân, du học ngắn hạn)
• Visa dài hạn – Long-term stay visa (phục vụ mục đích đoàn tụ gia đình, kết hôn, du học dài hạn)
• Visa quá cảnh
Cùng Hộ chiếu Visa Á Châu tìm hiểu chi tiết về các loại visa Pháp này nhé.
Visa Pháp ngắn hạn là loại thị thực dành cho người đến Pháp trong thời gian dưới 90 ngày nhằm mục đích du lịch, công tác (có mục đích làm việc, học tập dưới mọi hình thức) hoặc thăm thân.
Để được cấp visa ngắn hạn Pháp, bạn cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
• Công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên. Với đương đơn nhỏ hơn 18 tuổi thì cần có các giấy tờ (giấy khai sinh, CCCD/ Hộ chiếu của cha mẹ hoặc người giám hộ)
• Chưa từng vi phạm pháp luật của nước Pháp cũng như vi phạm luật xuất nhập cảnh trước đây (áp dụng đối với Pháp và Việt Nam)
• Không vi phạm pháp luật hình sự và dân sự tại thời điểm nộp hồ sơ
• Không sử dụng chất kích thích hoặc buôn bán chất kích thích trái phép
• Đủ điều kiện chứng minh việc làm, tài chính đủ chi trả cho toàn bộ chuyến đi và sự ràng buộc với đất nước đang lưu trú
• Chứng minh được sự ra khỏi Schengen sau khi kết thúc chuyến đi
• Chứng minh phương tiện đi lại, chỗ ở và bảo hiểm trong suốt hành trình
Visa Pháp ngắn hạn thường có hiệu lực 90 ngày và thời gian lưu trú là 30 ngày tính từ ngày cấp visa. Thời hạn này cũng như thời gian lưu trú được khi rõ trên visa được cấp.
Trong trường hợp, nếu tìm được việc làm tại Pháp, dù là việc làm ngắn hạn, bạn phải xin giấy phép lao động trước khi xin thị thực. Đây là trường hợp thường gặp đối với các vận động viên, nghệ sĩ, người mẫu.
Tùy theo mục đích đến Pháp, visa ngắn hạn được chia thành 4 loại visa du lịch, visa công tác, visa thăm thân, visa du lịch. Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về các loại visa này ngay bên dưới:
Visa du lịch Pháp được cấp dành cho những người đến Pháp trong khoảng dưới 90 ngày với mục đích đi du lịch (bao gồm cả du lịch cá nhân hoặc một tổ chức, nhóm người, đi thăm quan, ngắm cảnh và các hoạt động vui chơi khác).
Để xin thị thực du lịch Pháp,bạn cần bổ sung thêm vào hồ sơ:
• Lịch trình
• Đơn xin nghỉ phép của đương đơn
Đặc biệt, Pháp là quốc gia nằm trong khối Schengen – một khối bao gồm 29 quốc gia châu Âu (tính từ ngày 31/03/2024) đã ký hiệp ước về tự do đi lại giữa các lãnh thổ. Do đó, nếu bạn sở hữu tấm visa Pháp, bạn sẽ được phép đi lại trong toàn bộ khu vực Schengen mà không phải xin visa các nước đó.
Hơn thế nữa, một số vương quốc nhỏ và vùng lãnh thổ sẽ cho phép người có visa Schengen nhập cảnh. Vậy nên tấm visa Pháp này được đánh giá là một trong những visa quyền lực nhất mà mọi tín đồ du lịch đều ao ước muốn có.
Lưu ý:
Trước khi xin visa, bạn cần xác định điểm đến chính, nơi bạn định lưu trú lâu nhất hoặc là nơi đầu tiên đặt chân đến. Trong trường hợp xin visa Pháp, thì Pháp sẽ là điểm đến chính trong lịch trình của bạn.
Đây là loại thị thực dành cho các đương đơn đến Pháp trong thời gian dưới 90 ngày nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh, thương mại, tham gia cuộc họp, hội nghị, hội chợ hay triển lãm liên quan đến hoạt động nghề nghiệp hiện tại.
Trong quá trình nộp visa công tác bạn cần bổ sung:
• Thư mời
• Quyết định cử đi công tác
• Giấy đăng ký kinh doanh công ty của đương đơn + thuế 3 tháng gần nhất
• Giấy tờ chứng minh mối quan hệ 2 bên công ty
• Vé tham gia trade fair/workshop
Những chuyến đi công tác thường để giải quyết các vấn đề quan trọng như ký kết hợp đồng, hợp tác, xử lý dự án,…và đều được lên lịch cố định từ trước. Vì vậy, khi làm hồ sơ xin visa công tác Pháp cần phải chuẩn xác để đảm bảo thời gian cấp visa không bị chậm trễ gây ảnh hưởng đến chuyến đi.
Đúng như tên gọi, loại visa này được cấp cho những người đến Pháp với mục đích thăm người thân hoặc bạn bè trong thời gian 90 ngày và cho phép bạn nhập cảnh nhiều lần trong thời hạn visa.
Để được cấp visa này, bạn cần bổ sung thêm các giấy tờ sau:
• Thư bảo lãnh
• Hộ chiếu của người mời (Nếu là công dân nước ngoài đang sống tại Pháp bạn cần hộ chiếu và thẻ cư trú còn hiệu lực)
• Giấy tờ chứng minh nơi ở tại Pháp
• Giấy chứng nhận nộp thuế thu nhập cá nhân của người mời
• Sao kê lương 3 tháng gần nhất của người mời
• ID Card + Hộ chiếu của vợ/chồng người mời
• Chứng minh mối quan hệ
• Đơn xin nghỉ phép của đương đơn
Trong trường hợp người bảo lãnh là du học sinh hoặc người đang sống và làm việc tại Pháp nhưng không đáp ứng đủ các điều kiện trên thì vẫn có thể viết thư nhưng sẽ chỉ được xét cấp visa ngắn hạn.
Với loại visa này phù hợp với những người đến Pháp để tham gia các khóa học ngắn hạn, khóa đào tạo ngắn hạn trong thời gian dưới 90 ngày.
Bên cạnh các hồ sơ cần có thì bạn cần bổ sung thêm một số giấy tờ sau:
• Đã đăng ký khóa học/đào tạo và nhận được giấy báo nhập học của cơ sở giáo dục
• Trong trường hợp đương đơn nhỏ hơn 18 tuổi, bạn sẽ cần chuẩn bị giấy đồng ý của bố mẹ đi du lịch 1 mình kèm theo photo hộ chiếu/ CCCD của bố mẹ.
Visa Pháp dài hạn còn được gọi là visa quốc gia Pháp. Loại visa này thường có thời hạn từ 3 tháng đến 1 năm, và có thời hạn lưu trú trên 90 ngày. Ngoài ra, loại visa này cũng cho phép người sở hữu được lưu trú tại các quốc gia Schengen khác tối đa 90 ngày trong 180 ngày liên tục.
Visa dài hạn Pháp được cấp cho các đối tượng là:
• Du học Pháp dài hạn
• Vợ/chồng của công dân Pháp
• Nhà khoa học
• Đoàn tụ gia đình
Một số lưu ý quan trọng khi được cấp visa Pháp dài hạn:
• Để hoàn thành quá trình cấp thị thực dài hạn, khi tới Pháp bạn cần phải gửi đến tổ chức OFII (Office français de l’immigration et de l’intégration) mẫu đơn được Đại sứ quán/ Lãnh sự quán Pháp cấp khi lấy visa và bản sao tất cả các trang hộ chiếu.
• Sau đó, bạn nhanh chóng đến trình diện Direction territoriale de l’OFII để được đóng dấu hộ chiếu. Bạn lưu ý hoàn thành các thủ tục trên trong vòng 3 tháng kể từ khi đến Pháp để có cơ hội lưu trú lâu dài.
• Nếu bạn muốn ở lại Pháp lâu hơn thời gian hiệu lực của visa, bạn cần xin giấy phép cư trú sau khi bạn vừa đến Pháp.
Dưới đây là các loại visa Pháp dài hạn phổ biến nhất với người Việt:
Đây là loại visa cho phép đương đơn đến Pháp để đoàn tụ với con cái và có thời gian lưu trú trên 90 ngày. Visa đoàn tụ gia đình có giá trị ngang với thẻ cư trú.
Để được cấp visa này đương đơn cần chuẩn bị thêm các giấy tờ như sau:
• Chứng minh quan hệ gia đình
• Đương đơn chứng minh mình là người đang phụ thuộc vào sự trợ cấp tài chính của Con ruột hoặc con dâu/rể là công dân Pháp
• Chứng minh địa điểm lưu trú tại Pháp
• Chứng minh thu nhập của người bảo lãnh
Visa du học Pháp dài hạn là loại thị thực cho phép sinh viên Việt Nam đến Pháp để theo học tại các trường đại học, trường nghề hoặc tổ chức nghiên cứu khoa học trong thời gian dài hơn 90 ngày. Visa du học Pháp dài hạn có thời hạn từ 1 năm đến 3 năm tùy vào thời gian của khóa học/chương trình đào tạo.
Visa này dành cho sinh viên Việt Nam đã được cơ sở giáo dục Pháp chấp nhận và cấp giấy báo nhập học. Người xin phải đáp ứng đủ các điều kiện về học lực, tài chính và cam kết trở về Việt Nam sau khi hoàn thành khóa học. Visa này cho phép sinh viên học tập và làm thêm 20 giờ/tuần tại Pháp.
Visa dài hạn kết hôn là loại Visa cho phép vợ hoặc chồng của công dân Pháp đến Pháp đoàn tụ với người bảo lãnh. Thời hạn cấp tùy thuộc vào thời gian bảo lãnh của người Pháp nhưng thường là 1 năm và có thể gia hạn.
Đương đơn phải chứng minh mối quan hệ kết hôn với công dân Pháp là người bảo lãnh. Visa có giá trị và quyền lợi ngang với thẻ cư trú tại Pháp.
Ngoài ra, với tư cách là vợ/chồng của công dân Pháp hoặc của công dân một quốc gia khác thuộc Liên minh Châu Âu; bạn sẽ có nhiều thuận lợi để được cấp visa dài hạn; cho phép đi về nhiều lần giữa Việt Nam và Pháp/các quốc gia khối Schengen; mỗi lần không lưu lại quá 90 ngày và tối đa là 180 ngày/năm. Bạn cũng có nhiều thuận lợi để được cấp thị thực dài hạn, cho phép định cư tại Pháp.
Loại thị thực này cho phép người sở hữu thực hiện các hoạt động nghiên cứu hoặc giảng dạy ở Pháp trong khuôn khổ một thỏa thuận tiếp nhận của một đơn vị nghiên cứu hay cơ sở giáo dục đại học công lập hoặc tư nhân. Với thỏa thuận tiếp nhận này, người sở hữu sẽ không thực hiện quy trình EEF và phải yêu cầu loại thị thực “nghiên cứu sinh – nhà khoa học”.
Đây là visa mà công dân một số nước cần có để quá cảnh tại khu vực quốc tế tại sân bay trong khi máy bay tiếp liệu hoặc khi phải chuyển máy bay. Thị thực quá cảnh không cho phép bạn nhập cảnh vào nước Pháp và chỉ có thể cấp trong trường hợp đương đơn di chuyển giữa hai sân bay khác nhau và chỉ quá cảnh tại sân bay thuộc Pháp.
Để được cấp thị thực visa quá cảnh bạn cần đảm bảo:
• Hộ chiếu có hiệu lực, được cấp không quá 10 năm, còn giá trị ít nhất ba tháng sau ngày rời khỏi lãnh thổ các nước thành viên Shengen.
• Nộp hồ sơ muộn nhất trước 15 ngày dự tính khởi hành
• Hiện tại, đương đơn KHÔNG nộp hồ sơ trực tiếp tại Đại Sứ Quán/Tổng Lãnh Sự Quán Pháp tại Việt Nam, mà nộp tại Trung tâm tiếp nhận thị thực Pháp (TLS Contact)
• Đương đơn cần đặt lịch hẹn trước với trung tâm.
Dưới đây là một số khác biệt cơ bản giữa visa ngắn hạn và dài hạn Pháp:
Visa Pháp ngắn hạn | Visa Pháp dài hạn | |
Thời hạn | Thường có thời hạn từ 1-3 tháng tùy từng loại Visa. | Thời hạn lâu hơn, thường từ 6 tháng đến 3 năm hoặc trở lên. |
Mục đích | Đi du lịch
Tham gia một khóa học ngắn hạn Đi công tác,Thăm người thân, bạn bè Đi chữa bệnh |
Đoàn tụ gia đình
Du học dài hạn Kết hôn |
Thủ tục | Đơn giản hơn, ít giấy tờ hỗ trợ hơn. | Yêu cầu nhiều giấy tờ, bằng chứng về tài chính và cam kết lưu trú lâu dài. |
Đương đơn có thể khiếu nại quyết định từ chối cấp thị thực trong thời hạn 2 tháng bằng một trong hai cách cách sau:
– Gửi đơn xin cứu xét visa pháp lại qua đường bưu điện tới Tổng lãnh sự quán Pháp tại thành phố Hồ Chí Minh, đính kèm các giấy tờ chứng minh mới và một thư giải trình. Các giấy tờ này phải được soạn thảo bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp hoặc tiếng Việt kèm bản dịch sang tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
– Gửi đơn khiếu nại hành chính tới Uỷ ban cứu xét đối với các quyết định từ chối cấp thị thực. Đơn phải giải thích lý do cụ thể, rõ ràng, được viết bằng tiếng Pháp, có chữ ký của đương đơn và gửi qua đường bưu điện tới Uỷ ban cứu xét đối với các quyết định từ chối cấp thị thực, tại Pháp.
Visa quá cảnh Pháp được yêu cầu cho tất cả những ai quá cảnh tại Pháp, ngoại trừ những người quá cảnh trực tiếp bằng đường hàng không mà không cần rời khỏi sân bay và đến & đi từ / đến một đất nước không thuộc khối Schengen.
Khi sở hữu Visa Pháp, công dân sẽ được di chuyển trong các nước khối Schengen, khối EU và một số nước khác có thể kể đến như: Turkey, Kosovo, Romania, Mexico, Barbuda…
Có với visa du học. Còn các loại visa khác sẽ không yêu cầu phỏng vấn. Vòng phỏng vấn sẽ chỉ diễn ra ở CampusFrance và không phỏng vấn ở Lãnh sự quán. Sau khi phỏng vấn, Đại sứ quán sẽ dựa vào đánh giá, ý kiến đề xuất để xem xét hồ sơ.
Việc xác định đúng loại visa cần xin là bước đầu tiên rất quan trọng, làm cơ sở để chuẩn bị hồ sơ cũng như thực hiện các thủ tục liên quan. Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên xin loại visa nào, hãy liên hệ ngay với Visana để được tư vấn cụ thể.