Để có thể xin visa Phần Lan nhanh chóng và dễ dàng, trước hết bạn phải hiểu về cách thức cũng như các bước tiến hành. Bạn cũng phải hiểu được rằng, bạn chỉ được cấp visa khi Đại Sứ Quán nước đó tin tưởng rằng bạn đến nước họ chỉ với mục đích ngắn hạn, không trốn hay nhập cư bất hợp pháp. Vì vậy, nếu như mục đích của bạn chỉ có vậy, nhưng lại không chứng minh được điều đó, thì bạn vẫn có khả năng trượt visa, phí hoài công sức tiền bạc.
Kinh nghiệm xin visa Phần Lan dưới đây sẽ giúp bạn có thể vượt qua được vòng hồ sơ, phỏng vấn một cách suôn sẻ nhất! Cùng theo dõi nhé!
Chuẩn bị hồ sơ xin visa Phần Lan thế nào cho chuẩn?
Bộ hồ sơ chuẩn trước hết phải đầy đủ, sau đó là đáp ứng những yêu cầu khác của Đại Sứ Quán. Nếu bạn đến Phần Lan du lịch, những giấy tờ cần và đủ bao gồm:
Chứng minh nhân thân
- Hộ chiếu: có giá trị ít nhất là 3 tháng và ít nhất 2 trang trống ở gần nhau
- Bản sao hộ chiếu (các mặt có thông tin cá nhân và các trang có visa nếu có)
- Tờ khai xin visa online
- 2 ảnh hộ chiếu cỡ 3,5 x 4,5cm
- Photo công chứng hộ khẩu, đăng ký kết hôn (nếu đã kết hôn)
- Nếu đương đơn dưới 18 tuổi hoặc đi cùng với bố mẹ đẻ thì cần giấy khai sinh, thư chấp thuận cho con đi du lịch của cả bố và mẹ
- Thư xác nhận của tòa án về toàn quyền chăm sóc con của bố hay mẹ (nếu có)
- Đặt chỗ cho chuyến bay và chỗ ở khi tới Phần Lan
Chứng minh tài chính
- Sao kê tài khoản ngân hàng (3 tháng gần nhất)
- Sổ tiết kiệm có số tiền tối thiểu 5.000USD (khoảng 120 triệu đồng)
- Bảng lương hoặc sao kê lương từ ngân hàng
- Giấy tờ nhà đất, đăng ký ô tô (nếu có)
Chứng minh công việc
- Hợp đồng lao động / Quyết định bổ nhiệm + đơn nghỉ phép (đối với đương đơn là nhân viên);
- Giấy phép kinh doanh + báo cáo thuế+ tài khoản ngân hàng 3 tháng gần nhất (đối với đương đơn là chủ doanh nghiệp)
- Sổ hưu trí + Quyết định nghỉ hưu + Sổ hưu (đối với đương đơn đã nghỉ hưu)
Chứng minh chuyến đi
- Xác nhận đặt phòng khách sạn + máy bay
- Hợp đồng bảo hiểm du lịch 30.000EURO
- Lịch trình chuyến đi
Các giấy tờ này cần làm càng mới càng tốt, không được để có dấu hiệu chỉnh sửa hay nhàu nát. Bạn cũng cần dịch thuật sang tiếng Anh trước khi nộp cho đại sứ quán. Trong sổ tiết kiệm phải có ít nhất số tiền tối thiểu là 5.000 USD, và đối với những tài sản đi kèm như ô tô, nhà đất đứng tên bạn có giá trị càng cao càng tốt. Nếu bạn chưa đủ 18 tuổi, thì cần có giấy khai sinh, giấy tờ cá nhân có đóng dấu, thư chấp thuận của bố mẹ để đủ điều kiện xin visa.
► Để có thể tham khảo toàn bộ mẫu hồ sơ xin visa Phần Lan cũng như quy trình nộp hồ sơ tại Cơ quan lãnh sự, vui lòng download tại ĐÂY
Có cần phỏng vấn xin visa Phần Lan không?
Theo kinh nghiệm xin visa Phần Lan của nhiều người, thì chỉ những trường hợp Đại Sứ Quán cần xác nhận thông tin của đương đơn, thì mới có yêu cầu phỏng vấn.
Nhưng nếu bạn được gọi phỏng vấn thì cũng không cần lo, những câu hỏi thông thường sẽ là bạn đến Phần Lan để làm gì, trong bao lâu, bạn đến những đâu ở Phần Lan, v.v. Những câu hỏi này chủ yếu nhằm mục đích xác minh lại những thông tin mà bạn đã cung cấp trong bộ hồ sơ trước đó.
Vậy phải làm gì khi được yêu cầu phỏng vấn? Đừng lo, trước hết hãy chuẩn bị trang phục lịch sự, không sặc sỡ, đến đúng giờ hẹn. Bạn chỉ cần trả lời tự tin, quan trọng là trả lời khớp với những thông tin mà bạn đã nếu trong hồ sơ. Nếu chỉ một thông tin sai lệch và không được đính chính thì cũng có thể làm trì hoãn việc xin visa của bạn nên hãy hết sức lưu ý điều này!
Xin visa Phần Lan mất bao lâu?
Thời gian xử lý hồ sơ thường là từ 3 đến 4 tuần. Đến ngày ghi trên lịch hẹn, bạn đến Đại Sứ Quán để lấy visa đã dán trên hộ chiếu. Nếu chẳng may trượt visa, và muốn xin lại visa, hãy đảm bảo bộ hồ sơ của bạn có sự thay đổi và mạnh hơn bộ hồ sơ trước đó nhé (ví dụ: hộ chiếu có thêm dấu xuất nhập cảnh của nhiều nước, hồ sơ tài chính mạnh hơn, v.v.)
Hãy nhớ khi đến Phần Lan, thời hạn lưu trú của bạn là 90 ngày, bạn không được ở quá dù chỉ 1 ngày. Tốt nhất nếu đi du lịch, hãy chỉ ở Phần Lan tối đa 1 tháng để lần xin visa về sau được suôn sẻ. Việc bạn ở quá ngày cũng sẽ ảnh hưởng đến lộ trình xin visa đến các nước Châu Âu khác, vì vậy hãy để ý lịch trình đi lại và xuất cảnh càng đúng ngày đã nêu trên lịch trình càng tốt.
Visa Phần Lan có thể dùng để nhập cảnh vào các nước nào khác không?
Câu trả lời là có, nhưng khi làm visa bạn phải chọn visa Schengen của Phần Lan (lưu ý: nếu muốn nhập cảnh Schengen bằng visa Phần Lan, bạn cần nhập cảnh vào nước này đầu tiên trong khối và có thời gian lưu trú lâu nhất). Bạn có thể dùng visa Schengen này để đến gần 30 nước trong khối Schengen, chủ yếu ở Châu Âu.
Nhưng bạn chỉ đi khi có điều kiện kinh tế rỉnh rang thôi nhé, cũng phải tham khảo xem nước thứ 3 kia có các mức chi tiêu thế nào để chuẩn bị cẩn thận. Nếu có điều kiện, đừng bỏ qua cơ hội khám phá Châu Âu hoa lệ với Paris lãng mạn hay Italia đầy phong trần. Chắc chắn bạn sẽ không bao giờ quên văn minh và văn hóa của trời Âu đâu ạ!
Nhưng khi bạn di chuyển giữa các nước, tốt nhất hãy cầm theo các giấy tờ tùy thân, vì dù bạn được đi lại tự do, thì bạn có thể bị hải quan giữ lại và yêu cầu xem các giấy tờ. Lúc này hãy xuất trình hộ chiếu có dán visa, chứng minh thư, giấy tờ nhập cảnh (nếu có). Và lưu ý nữa, trong lịch trình du lịch khi xin visa, bạn cũng phải chủ động ghi rõ mình sẽ đến nước thứ 3 nào, vào ngày nào và làm gì ở đó.
Tìm hiểu thêm về bảo hiểm du lịch Phần Lan
Đại sứ quán khuyến nghị các đương đơn đến nộp hồ sơ xin visa đều phải có bảo hiểm du lịch. Nếu bạn là công dân Phần Lan, công dân EU hoặc EEA thì bảo hiểm có thể không cần nộp cùng. Bảo hiểm này có giá trị hợp đồng là 30.000EUR và có giá trị chi trả cho bạn các chi phí trong việc điều trị y tế và những chi phí liên quan khi ở Phần Lan.
Bảo hiểm này là một trong những hành trang không thể thiếu khi đi Phần Lan. Những rủi ro bạn có thể gặp là bệnh tật, ốm đau, tai nạn, cả những sự cố về hành lý tư trang hay trì hoãn chuyến bay ngoài kế hoạch, v.v. Bạn mua bảo hiểm tức là bạn quan tâm và có trách nhiệm với an toàn của mình. Những vấn đề không mong muốn phát sinh sẽ được giải quyết ổn thỏa hơn với mức chi phí được công ty bảo hiểm chi trả.
Bạn cũng có thể tham khảo: Trải nghiệm Bắc Âu 10N9Đ: Đan Mạch – Na Uy – Thụy Điển – Phần Lan
Đến Phần Lan rồi, hãy đi đứng và hoạt động đúng đắn với văn hóa của người Phần Lan. Không nên vi phạm luật giao thông, hay văn hóa xếp hàng, hãy giữ gìn vệ sinh đường phố và nơi công cộng. Lưu ý rằng người Phần Lan có quyền riêng tư rất được tôn trọng, nên hãy hạn chế làm phiền bất cứ một ai khi không thực sự cần thiết. Nếu bạn đi theo tour, hãy tìm sự trợ giúp của người dẫn đoàn; nếu bạn đi tự túc cùng người thân thì bạn có thể liên hệ trước với người bảo lãnh bạn ở Phần Lan để tìm trợ giúp khi cần thiết.
Nếu có thắc mắc hay lo lắng về hồ sơ visa Phần Lan của mình, hãy liên hệ tới Hochieuvisa để được giải đáp. Bạn sẽ được giải đáp và hỗ trợ làm visa với tỷ lệ đậu cao nhất! Nếu đã cầm chắc trong tay tấm visa rồi, thì đừng bỏ qua chia sẻ những món ăn ngon khi du lịch Phần Lan để sẵn sàng cho chuyến đi sắp tới bạn nhé!