Kinh Nghiệm Du Lịch

Các loại visa Việt Nam mới nhất hiện nay dành cho du khách nước ngoài

Như các bạn đã biết, điều kiện kinh tế cùng chất lượng đời sống người dân đang ngày một cải thiện, đặc biệt sở hữu những thành phố du lịch độc đáo có một không hai, Việt Nam hiện nay đang ngày càng thu hút lượng du khách từ nước ngoài đến thăm hoặc định cư sinh sống. Tuy nhiên việc nhập cảnh vào Việt Nam cũng không phải một điều dễ dàng đối với du khách của nhiều nước. Tùy vào nhu cầu, mục đích khác nhau bạn sẽ được cấp một loại visa khác nhau. Vậy câu hỏi được đặt ra là các loại visa Việt Nam bao gồm mấy loại? Ý nghĩa của chúng? Đừng lo lắng vì bài viết hôm nay của hochieuvisa sẽ giới thiệu cho bạn ngay tức khắc.

Các loại visa Việt Nam phổ biến hiện nay

Việt Nam hiện nay cung cấp tới 20 loại visa và được phân loại dựa theo mục đích nhập cảnh của người mang. Mỗi loại visa có một ký hiệu cụ thể cho du khách sử dụng dễ phân biệt được bao gồm:

Đối với loại visa có ký hiệu NG

  • NG1: Thành viên đoàn khách mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ.
  • NG2: Thành viên đoàn khách mời của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; thành viên đoàn khách mời cùng cấp của Bộ trưởng và tương đương, Bí thư tỉnh ủy, Bí thư thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
  • NG3: Thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ.
  • NG4: Cấp cho người vào làm việc với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ; người vào thăm thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ.

Đối với các loại visa Việt Nam có ký hiệu LV

  • LV1: Người vào làm việc với các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
  • LV2: Người vào làm việc với các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Đối với các loại visa có ký hiệu NN

  • NN1: Người là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
  • NN2: Người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.
  • NN3: Người vào làm việc với tổ chức phi chính phủ nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.

Các loại visa Việt Nam khác

  • DH: Cấp cho người vào thực tập, học tập.
  • ĐT: Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.
  • DN: Người vào làm việc với doanh nghiệp tại Việt Nam.
  • HN: Cấp cho người vào dự hội nghị, hội thảo.
  • PV1: Cấp cho phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam.
  • PV2: Cấp cho phóng viên, báo chí vào hoạt động ngắn hạn tại Việt Nam.
  • LĐ: Cấp cho người vào lao động.
  • DL: Cấp cho người vào du lịch.
  • TT: Cấp cho người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam.
  • VR: Người vào thăm người thân hoặc với mục đích khác.

Đối với visa có ký hiệu là SQ

Đây là loại visa cấp cho người nước ngoài có quan hệ công tác với cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực Việt Nam ở nước ngoài và vợ, chồng, con của họ hoặc người có văn bản đề nghị của cơ quan có thẩm quyền Bộ Ngoại giao nước sở tại hoặc có công hàm bảo lãnh của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự các nước đặt tại nước sở tại, có nhu cầu nhập cảnh Việt Nam khảo sát thị trường, du lịch, thăm người thân, chữa bệnh.

Các loại visa Việt Nam phổ biến không thể bỏ qua: Xét theo thời hạn hiệu lực

Theo tiêu chí này, visa Việt nam được chia thành:

  • Visa 1 tháng nhập cảnh 1 lần
  • Visa 2 tháng nhập cảnh nhiều lần
  • Visa 3 tháng nhập cảnh 1 lần
  • Visa 3 tháng nhập cảnh nhiều lần
  • Visa 6 tháng nhập cảnh nhiều lần
  • Visa 1 năm nhập cảnh nhiều lần

Đối với các loại visa theo du lịch

Tuỳ vào thời gian lưu trú và số lần nhập cảnh, visa du lịch Việt Nam được chia thành:

  • Visa nhập cảnh 1 tháng 1 lần
  • Visa nhập cảnh 1 tháng nhiều lần
  • Visa nhập cảnh 3 tháng 1 lần, và
  • Visa nhập cảnh 3 tháng nhiều lần

Ngoài ra, công dân Mỹ khi đến du lịch Việt Nam có thêm 1 lựa chọn làm thị thực nhập cảnh khác là: visa nhập cảnh 1 năm nhiều lần.

Có ba cách để xin visa du lịch Việt bao gồm:

  • Xin visa nhập cảnh tại sân bay. Đây là cách tối ưu nhất để xin visa cho người nước ngoài đến Việt Nam bằng đường hàng không.
  • Xin visa tại các Đại sứ quán Việt Nam;
  • Xin e-visa Việt Nam (hiện nay chỉ áp dụng cho loại nhập cảnh 1 tháng 1 lần và cho công dân của 80 quốc gia)

Đối với các loại visa Việt Nam theo diện công tác

Visa này được cấp cho người nước ngoài vào Việt Nam để kinh doanh thương mại, bao gồm tìm kiếm các cơ hội đầu tư, thành lập liên doanh, mua bán hoặc trao đổi hàng hoá, tham dự hội nghị, kí hợp đồng kinh doanh và làm việc với các doanh nghiệp Việt Nam,…

Cũng giống như visa du lịch, visa công tác chia làm 4 loại tuỳ thuộc vào thời gian lưu trú có hiệu lực và số lần nhập cảnh:

  • Visa 1 tháng nhập cảnh 1 lần
  • Visa 1 tháng nhập cảnh nhiều lần
  • Visa 3 tháng nhập cảnh 1 lần,
  • Visa 3 tháng nhập cảnh nhiều lần

Hiện nay bạn có 3 cách để xin visa công tác vào Việt Nam, cũng tương tự như xin visa du lịch bạn nhé!!!

Visa du học

Visa du học Việt Nam được cấp cho người nước ngoài đến Việt Nam để học tập.

Thông thường bạn sẽ lấy loại visa này sau khi đến Việt Nam. Bạn có thể vào Việt Nam bằng visa du lịch, sau đó nộp đơn xin thay đổi tình trạng thị thực tại Cục Xuất Nhập Cảnh Việt Nam sau khi đăng kí khoá học. Cách đơn giản nhất để xin visa đến Việt nam là sử dụng dịch vụ xin visa của một công ty được cấp phép làm dịch vụ xin visa Việt Nam.

Các loại visa Việt Nam: Visa lao động

Ký hiệu loại visa này là LĐ, thời hạn tối đa là 1 năm. Nếu bạn muốn lưu trú và làm việc tại Việt nam trên 12 tháng, bạn phải xin thẻ tạm trú LĐ có thời hạn tối đa 02 năm.

Xin visa lao động Việt Nam như thế nào?

Để xin visa làm việc tại Việt nam,

  • Bạn phải yêu cầu công ty tại Việt Nam mà bạn sẽ làm việc xin thư chấp thuận visa thị thực lao động tại Cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam;
  • Sau đó, tùy theo loại công văn chấp thuận thị thực, bạn sẽ đến cơ quan đại diện của Việt nam tại nước ngoài hoặc đến sân bay Việt nam dán tem visa vào hộ chiếu.

Lưu ý:

  • Giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận được miễn giấy phép lao động là loại giấy tờ quan trọng nhất. Nếu bạn muốn xin loại visa này trong khi bạn không có giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận được miễn giấy phép lao động, thì bạn nên xin visa thương mại trước, công ty bảo lãnh cho bạn xin visa thương mại chính là công ty bạn sẽ làm việc. Rồi sau khi có giấy phép lao động, bạn mới xin được visa lao động.
  • Thông thường, bạn không phải nộp Lý lịch tư pháp hoặc Giấy khám sức khỏe khi xin visa lao động tại Việt Nam.
  • Khi xin visa làm việc tại Việt nam, bạn sẽ phải thanh toán 02 loại phí cơ bản, đó là phí xin công văn chấp thuận thị thực và phí dán tem tại Đại sứ quán hoặc sân bay Việt Nam.

Trên đây là những thông tin cần thiết liên quan đến các loại visa Việt Nam hochieuvisa muốn cung cấp cho bạn. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào khác, hãy bình luận bên dưới để chúng mình giải đáp thắc mắc nhé

Nhanh Hộ Chiếu