Trượt visa Châu Âu có xin lại được không?

Visa Châu Âu (visa Schengen) là loại visa khá khó xin, và đương đơn dễ bị trượt visa nếu cơ quan xét duyệt nghi ngờ khả năng quay lại Việt Nam sau chuyến đi. Vậy câu hỏi đặt ra là Trượt visa Châu Âu có xin lại được không? Nếu xin lại được thì sau bao lâu có thể xin lại, và làm sao để tránh bị trượt tiếp trong lần xin lại? Hãy để Hộ Chiếu Visa Á Châu giải đáp cho bạn trong bài viết này.

1. Rớt visa Châu Âu bao lâu xin lại được?

Khi trượt visa Châu Âu trong lần đầu tiên thì bạn có thể xin lại visa ngay lập tức. Hầu hết các Đại sứ quán và Lãnh sự quán đều không có quy định nộp lại hồ sơ sau bao lâu sau khi trượt visa. Nhưng theo kinh nghiệm hỗ trợ khách hàng tự xin visa Châu Âu bị trượt, để tăng tỉ lệ đậu visa trong lần tiếp theo thì tùy vào từng lý do mà bạn sẽ chọn được thời gian nộp lại hồ sơ hợp lý hơn. Chẳng hạn đương đơn gặp vấn đề về chứng minh thu nhập thì thời gian nộp lại hồ sơ xin visa Schengen lần 2 của bạn tối thiểu là sau 4 tháng.

Tóm lại, nếu bị từ chối do thiếu thông tin hợp lý hoặc lý do không nghiêm trọng thì cơ hội được duyệt lại sẽ cao hơn. Còn nếu bị từ chối vì lý do nghiêm trọng như không đủ điều kiện hoặc có nguy cơ nhập cư bất hợp pháp thì đương đơn cần chờ lâu hơn.

2. Những lý do bị trượt visa Châu Âu

Sau đây cùng Hộ Chiếu Visa Á Châu tìm hiểu những lý do khiến nhiều công dân trượt visa phổ biến nhất mà rất dễ mắc phải.

2.1 Nộp sai hộ chiếu, hộ chiếu giả mạo hoặc bị làm giả

Khai báo hồ sơ là điều cực kỳ quan trọng mà bạn phải làm trong quá trình xin visa. Vì là một giấy tờ tùy thân quan trọng nên mọi thông tin trong visa cần được khai báo một cách chính xác để hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra. Trong một số trường hợp khai báo sai nghiêm trọng, công dân còn có thể bị cấp visa vĩnh viễn.

2.2 Không chứng minh được điều kiện lưu trú

Một trong những nguyên nhân phổ biến là đương đơn không chứng minh được điều kiện lưu trú. Trong bảng lịch trình, bạn cần nêu đầy đủ các thông tin như: Phương tiện đi lại, phòng khách sạn, vé máy bay, những địa điểm muốn đi… Đặc biệt, thời gian xin lưu trú phải trùng khớp với thời gian đặt vé máy bay hoặc phòng khách sạn.

Ví dụ, bạn nhập cảnh đầu tiên vào Pháp thì bạn sẽ cần xin visa Pháp, sau đó dùng visa này di chuyển tới các nước khác trong khối.

Ngoài ra, một số lí do liên quan đến việc chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ có thể khiến đơn xin visa của đương đơn bị từ chối, đó là:

  • Đặt khách sạn hoặc đặt vé máy bay bị hủy giữa chừng.
  • Sau khi thẩm tra, Đại sứ quán xác định được rằng người xin thị thực không đi đúng mục đích đã đăng ký.
  • Trong quá trình thẩm tra giấy tờ người nộp đơn không nêu đầy đủ và chính xác thông tin về mục đích chuyến đi (ví dụ: người xin thị thực không biết lịch trình của chuyến đi theo mục đích du lịch, Giấy mời đi công tác do người đặt đơn nộp không được doanh nghiệp mời khẳng định hoặc không thể kiểm tra tính xác thực).
  • Khoảng thời gian người đặt đơn xin cấp thị thực không thống nhất với các giấy tờ khác (đặt khách sạn, đặt vé máy bay, giấy mời, bảo hiểm)
  • Trong trường hợp đi thăm thân, người đặt đơn không chứng minh được mối quan hệ họ hàng hoặc bạn bè.
  • Thời hạn thị thực mong muốn không tương ứng với thời gian nghỉ phép thực tế (đối với trường hợp đi du lịch).

Vậy nên bạn cần xác định và kiểm tra kỹ các thông tin liên quan đến lưu trú trước khi nộp cho đại sứ quán để tránh mất thời gian làm khi trượt visa Châu Âu.

2.3 Khả năng tài chính chưa rõ ràng

Bạn có thể trượt visa Châu Âu nếu bạn không chứng minh được khả năng tài chính của mình. Đây là hình thức giúp đương đơn có thể xây dựng niềm tin đối với lãnh sự quán cho chuyến đi của bạn.

Trường hợp đi công tác:

  • Giấy xác nhận của bên sử dụng lao động và giấy mời từ nước ngoài không đề cập đến việc đảm nhận trả các chi phí. Cá nhân bạn không chứng minh đủ khả năng tài chính để có thể chi trả các chi phí của chuyến đi.
  • Không có thông tin thống nhất về việc ai sẽ chi trả các chi phí cho chuyến đi.
  • Một công ty thứ ba đảm nhận các chi phí. Tuy nhiên không có xác nhận của công ty này trong hồ sơ.

Trường hợp đi thăm thân:

  • Bạn không nộp Giấy cam kết bảo lãnh cũng như không cung cấp bằng chứng về việc bạn có đủ khả năng tài chính cá nhân.
  • Thông tin trên Giấy cam kết bảo lãnh cho thấy người mời không có đủ khả năng tài chính để chi trả cho chuyến đi (có đánh dấu tại mục “không được chứng minh” hoặc “không đáng tin cậy”). Cá nhân bạn cũng không chứng minh có đủ khả năng tài chính.

Trường hợp đi du lịch:

  • Bạn không cung cấp bằng chứng về việc có đủ khả năng tài chính để chi trả chi phí cho chuyến đi.
  • Bạn hiện không có việc làm (nội trợ, thất nghiệp, sinh viên, học sinh) và không tạo ra thu nhập. Không chứng minh được mối quan hệ họ hàng với người đảm nhận chi trả các chi phí sinh hoạt hoặc không cung cấp đủ bằng chứng về việc người này có đủ khả năng tài chính.

2.4 Đương đơn trong danh sách cấm cảnh và có khả năng gây nguy hiểm

Công dân sẽ không được cấp visa Châu Âu nếu bạn bị ghi danh vào hệ thống thông tin của Khối Schengen (SIS).

Một hoặc nhiều nước thành viên của Khối Schengen cho rằng người xin thị thực gây nguy hiểm đến trật tự công cộng, an ninh của Khối và sức khỏe cộng đồng theo Điều 2, Khoản 19 Quy định (EG) số 562/2006 Luật Biên giới Schengen (Schengener Grenzkodex) hoặc làm ảnh hưởng đến mối quan hệ quốc tế của một hay nhiều nước thành viên.

2.5 Không có bảo hiểm du lịch phù hợp

Các tiêu chí áp dụng cho bảo hiểm du lịch khi xin visa visa Schengen:

  • Bảo hiểm du lịch phải có hiệu lực cho toàn bộ Khối Schengen và có giá trị trong toàn bộ thời gian lưu trú.
  • Do có sự chênh lệch múi giờ giữa Châu Âu và Việt Nam, bạn nên lưu ý kiểm tra và đối chiếu thời hạn của bảo hiểm với ngày rời khỏi Khối Schengen.
  • Mức trách nhiệm bảo hiểm tối thiểu là 30.000 EURO.
  • Bảo hiểm phải thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh hồi hương trong trường hợp ốm đau cũng như các chi phí chăm sóc y tế và/hoặc điều trị cấp cứu trong bệnh viện.
  • Bảo hiểm (cá nhân hoặc nhóm) có thể do người xin thị thực tự mua ở nước sở tại hoặc do người mời mua tại nước đến.
  • Các hãng bảo hiểm có trụ sở nằm ngoài Khối Schengen phải có văn phòng đại diện tại một trong số các nước thuộc Khối Schengen có khả năng xử lý các yêu cầu liên quan đến bảo hiểm.
  • Người dễ nhiễm bệnh hoặc có dấu hiệu mắc bệnh hoặc đang mang thai cần mua bảo hiểm hạng cao hơn hoặc loại bảo hiểm bao gồm cả việc chi trả cho các căn bệnh đó cũng như cho thời kỳ mang thai.
  • Trong trường hợp đi chữa bệnh thì chi phí điều trị không nằm trong phạm vi được thanh toán của bảo hiểm du lịch. Vì vậy, người đặt đơn cần chứng minh thêm việc đảm nhận các chi phí chữa bệnh.

2.6 Không xác định được khả năng quay trở lại

Đại sứ quán có thể đưa ra dự đoán về khả năng quay trở lại của người xin thị thực. Vì vậy, Đại sứ quán sẽ xem xét một số yếu tố sau đây:

  • Sự ràng buộc về mặt gia đình tại Việt Nam (vợ/chồng, con cái vị thành niên, trách nhiệm giám hộ, v.v.)
  • Sự ràng buộc về công việc (có công việc ổn định, đang học đại học)
  • Sự ràng buộc về mặt kinh tế (thu nhập bổ sung thường xuyên từ việc cho thuê nhà hoặc sở hữu bất động sản)
  • Đã từng sử dụng thị thực Schengen đúng quy định
  • Các thay đổi liên quan đến cuộc sống cá nhân kể từ lần được cấp thị thực gần nhất

3. Những lưu ý khi nộp lại hồ sơ xin visa Châu Âu sau khi bị trượt

Để hạn chế tối đa tình trạng bị từ chối visa Châu Âu nhiều lần, tham khảo những lưu ý ngay sau đây mà Visana cung cấp cho bạn ngay sau đây:

  • Tìm hiểu lý do bị từ chối và hoàn thiện hồ sơ: Một số nước Châu Âu khi gửi thư từ chối sẽ ghi rõ lý do cụ thể nhưng đa phần các quốc gia sẽ thông báo rất chung chung. Việc lựa chọn các bên dịch vụ để giúp bạn check hồ sơ và quy trình của bạn để hoàn thiện những thiếu sót trước khi nộp lại visa.
  • Không nên khiếu nại: Nếu Đại sứ quán duyệt lại cho hồ sơ của bạn thì khác nào họ thừa nhận đã xét duyệt sai. Do đó cách tốt nhất là bạn nộp hồ sơ lại từ đầu.
  • Không nên nộp hồ sơ xin visa một nước khác trong khối Schengen: Không một Đại sứ quán nào xét duyệt hồ sơ khi một nước khác đã từ chối. Do đó Visana khuyên bạn nên nộp lại đơn từ chính nơi đã từ chối.
  • Không nên làm hộ chiếu mới nhằm loại bỏ dấu bị từ chối: Mọi thông tin từ khi bạn nộp visa sẽ có đầy đủ trên hệ thống của khối Schengen. Vậy nên dù bạn có xin cấp hộ chiếu mới thì vẫn không thể qua mặt được Lãnh sự quán và Đại sự quán.
  • Không nên thay đổi toàn bộ thông tin: Bạn không nên thay đổi quá nhiều thông tin so với lần nộp trước. Bạn chỉ nên bổ sung hoặc sửa đổi một số thay đổi và phải có giải thích hợp lý cho điều này.
  • Không thay đổi mục đích chuyến đi: Chẳng hạn bạn bị trượt visa Châu Âu vì lý do thăm thân, sau đó bạn lại chuyển sang đi du lịch hoặc công tác để dễ xin hơn, việc này sẽ làm cho Đại sứ quán cảm thấy bạn đang lòng vòng với mục đích của chính bạn và khả năng cao sẽ trượt lần tiếp theo.

Theo Visana