Hồ sơ xin Visa du lịch Đức


>>HỒ SƠ XIN VISA CÔNG TÁC ĐỨC
>>HỒ SƠ XIN VISA THĂM THÂN ĐỨC

Hồ sơ nhân thân:

  • Hộ chiếu có giá trị (phải có ít nhất 2 trang trống, được cấp trong vòng 10 năm trở lại đây, còn hạn ít nhất 3 tháng sau ngày dự kiến xuất cảnh khỏi Đức);;
  • Hộ chiếu có giá trị và đã hết hạn (nếu có, bản gốc và bản photo những trang có visa vào các nước Schengen, Anh, Mỹ, Canada, Úc hoặc New Zealand);
  • 2 ảnh hộ chiếu sinh trắc học (3,5 x 4,5 cm, nền trắng, chụp trực diện mặt, mắt không bị che khuất & không chỉnh sửa);
  • Đơn xin thị thực Schengen khai đầy đủ (xem mẫu trong phần Tải về hồ sơ chi tiết dưới đây);
  • Bản tuyên bố tự tay ký (xem mẫu trong phần Tải về hồ sơ chi tiết dưới đây);
  • Bản photo hộ chiếu và giấy phép lưu trú của thân nhân gia đình đang sống tại các nước Schengen; giấy tờ chứng minh quan hệ họ hàng;
  • Sổ hộ khẩu; sổ bảo hiểm xã hội;
  • Những giấy tờ khác nếu có: Chứng nhận kết hôn; giấy khai sinh của con; bản photo những thị thực Schengen từng được cấp.

  Giấy tờ chuyến đi:

  • Xác nhận đặt vé máy bay;
  • Bảo hiểm y tế du lịch (mức trách nhiệm ít nhất 30.000 Euro có giá trị cho tất cả các nước thuộc khu vực Schengen, bao gồm cả dịch vụ đưa về nước trong trường hợp ốm đau);
  • Xác nhận đặt chỗ ở;
  • Nếu người mời là người nước ngoài: Giấy mời của cá nhân, bản photo hộ chiếu của người đảm nhận chi phí/người mời, bản photo giấy phép lưu trú;
  • Đối với người trên 70 tuổi: Chứng nhận đủ sức khỏe đi máy bay của một bác sĩ các bệnh viện Raffles Medical hoặc Family Medical Practice tại Hà Nội hoặc Thành phố Hồ Chí Minh.

 

Hồ sơ công việc:

Nếu là cán bộ, nhân viên:

  • Hợp đồng lao động hiện tại;
  • Chứng nhận thu nhập;
  • Chứng nhận cho nghỉ phép (với địa chỉ liên hệ của bên sử dụng lao động, vị trí làm việc trong công ty, được nhận vào làm bao nhiêu lâu).

Nếu là chủ sở hữu doanh nghiệp:

  • Đăng ký kinh doanh;
  • Xác nhận nộp thuế của công ty;
  • Sao kê tài khoản ngân hàng của công ty trong 3 tháng gần nhất;

Nếu là học sinh, sinh viên:

  • Chứng nhận của trường học & cơ sở đào tạo;

Nếu là người đã nghỉ hưu:

  • Chứng nhận lương hưu;

Chứng minh tài chính:

  • Giấy cam kết bảo lãnh của người mời ở Đức hoặc sao kê tài khoản hiện tại với giao dịch trong 3 tháng gần nhất;
  • Những giấy tờ khác nếu có (sổ tiết kiệm, tiền cho thuê nhà, đất, xác nhận chuyển tiền, thẻ tín dụng, thu nhập thường xuyên từ tài sản;
Tải về hồ sơ chi tiết

Bảng giá xin visa Đức

 1 – 3 khách  4 – 9 khách  10 khách trở lên
 Liên hệ  Liên hệ  Liên hệ
Tải về hồ sơ chi tiết
Đăng kí tư vấn

Câu hỏi thường gặp về visa Đức

Không có thời điểm nào là dễ đậu visa đi Đức cả. Tỷ lệ đậu visa của bạn phần lớn phụ thuộc vào nội dung hồ sơ của bạn.
90 ngày trước ngày dự kiến lên đường đã có thể nộp đơn xin thị thực. Tất cả các phòng thị thực đều khuyến cáo nên nộp đơn xin thị thực chậm nhất 3 tuần trước ngày dự kiến bay, sao cho thị thực có thể được cấp ít nhất 1 tuần trước ngày lên đường.
Nếu phát hiện sai sót về dữ liệu trong thị thực hoặc về thời hạn của thị thực thì vẫn còn đủ thời gian để sửa lại, nhất là trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 10 thời gian đợi đến khi nộp được đơn có lúc kéo dài nhiều tuần lễ. Vì thế phải sớm đặt lịch hẹn ngày nộp đơn.

Để nộp hồ sơ xin visa đi Đức, bạn sẽ cần qua Trung tâm tiếp nhận thị thực tại:

  • Hà Nội: Tòa nhà Gelex, tầng 3, 52 Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam.
  • Đà Nẵng: Tầng 6, Tòa nhà ACB, 218 Bạch Đằng, Phường Phước Ninh , Quận Hải Châu
  • TP.HCM: Tầng 4 Tòa nhà Resco, Số 94-96 Đường Nguyễn Du, P.Bến Nghé, Q.1

Thông thường, để làm visa đi Đức, bạn cần có bộ hồ sơ hội tụ các điều kiện sau:

  • Mục đích chuyến đi hợp lý.
  • Đảm bảo chi trả được cho chi phí chuyến đi
  • Tự nguyện quay trở về: Thị thực Schengen chỉ được phép cấp khi Đại sứ quán chắc chắn rằng người xin thị thực sẽ rời khỏi khối Schengen đúng hạn. Đại sứ quán sẽ đưa ra dự đoán khả năng quay trở lại của người xin thị thực dựa trên các yếu tố sau đây:
  1. Sự ràng buộc về mặt gia đình tại Việt Nam (vợ/chồng, con cái vị thành niên, trách nhiệm giám hộ…)
  2. Sự ràng buộc về công việc (có công việc ổn định)
  3. Sự ràng buộc về mặt kinh tế (thu nhập bổ sung thường xuyên từ việc cho thuê nhà hoặc sở hữu bất động sản)
  4. Đã từng sử dụng thị thực Schengen đúng quy định
  5. Các thay đổi liên quan đến cuộc sống cá nhân kể từ lần được cấp thị thực sớm nhất.

Thời gian được phép lưu trú ở Đức sẽ được ghi rõ trên visa mà Đại Sứ Quán cấp cho bạn, mỗi người xin sẽ có khoảng thời gian lưu trú khác nhau. Không phải lúc nào Đại Sứ Quán cũng cấp cho bạn thời hạn visa như bạn yêu cầu lúc đầu.

Cẩm nang visa

Xem tất cả